Take a fresh look at your lifestyle.

Cố ăn mì cay là bức hại sức khỏe của bạn đấy!

189
Trào lưu ăn mì cay 7 cấp độ vẫn đang nở rộ trong văn hóa ẩm thực của giới trẻ. Nhưng bắt đầu đã có những hiện tượng vì cố ăn cay để vượt thử thách mà gây nguy hại cho cơ thể. Hãy xem việc cố ăn mì cay sẽ gây ra những tác hại gì.

Đã ghi nhận trường hợp sốc vì ăn mì cay cấp độ 4/ Ảnh: Sức khỏe & Đời sống

Đã ghi nhận trường hợp sốc vì ăn mì cay cấp độ 4/ Ảnh: Sức khỏe & Đời sống

Mức độ cay được chia ra làm 7 cấp độ, cấp 7 là cao nhất mà vẫn nằm trong ngưỡng an toàn của con người. Tuy nhiên, tùy thể trạng cơ thể mà chúng ta nên thưởng thức độ cay tương ứng. Ở cấp độ 4, thành phố Vinh đã ghi nhận một trường hợp ngất xỉu vì sốc sau khi ăn mì. Nhiều người sau khi thử cấp độ 7 hoặc chỉ cần thử món mì cay đã ghi nhận những trạng thái bị điếc tạm thời, sốc, tiêu chảy, dạ dày đau thắt.

Chia sẻ trên Phụ nữ Online, Bác sĩ Kim Văn Trung, bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết: “Gần đây, không ít bệnh nhân đến bệnh viện vì đau dạ dày do ăn mỳ cay. Với những người có hội chứng đại tràng kích thích hay viêm loét dạ dày – tá tràng, vị cay của ớt có thể hại cho niêm mạc dạ dày, gây tổn thương, dẫn đến viêm loét dạ dày.”

Chất tạo cay trong món ăn này là gì?

Theo BS Trần Văn Ký, Văn phòng phía Nam Hội khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm chia sẻ với Phụ Nữ Online, trong ớt có một chất cay gọi là capsaicin. Theo danh pháp IUPAC, capsaicin có tên gọi là 8-Methyl-N-vanillyl-trans-6-nonenamide. Capsaicin hòa tan trong cồn và mỡ, không hòa tan trong nước.

Một khám phá mới của các nhà khoa học Anh thì khẳng định capsaicin gây đỏ, nóng có thể tiêu diệt các tế bào ung thư bằng cách tấn công trung tâm năng lượng của chúng, nên capsaicin có khả năng giết chết tế bào ung thư tiền liệt tuyến ở đàn ông.

Khi ăn cay trong người sẽ tiết ra chất Endorphine gây hưng phấn (có tác dụng gần giống như thuốc phiện), chất này được phỏng đoán là lý do làm cho ghiền ăn cay.

Tại sao không nên cố ăn cay?

Hình ảnh chàng trai ăn mì cấp độ 7 không mấy thoải mái/ Ảnh: Sức khỏe & Đời sống

Hình ảnh chàng trai ăn mì cấp độ 7 không mấy thoải mái/ Ảnh: Sức khỏe & Đời sống

Dược điển y khoa xem chất cay capsaicin là một loại chất độc. Đây là một hóa chất có tác dụng làm cho quả ớt có vị cay nóng. Nếu ở dạng tinh khiết, loại hóa chất này có thể gây tử vong cho bất kỳ ai thử nuốt nó.

Đến một lượng nhất định, chất Capsaicin sẽ gây nóng và bỏng rát khi tiếp xúc với làn da người. Những nơi có niêm mạc như phủ tạng bao gồm ruột, bao tử, hệ hô hấp, vùng bên trong khoang miệng mũi sẽ bị tổn hại nếu ăn cay quá độ. Dùng ớt quá độ và trong một thời gian dài có thể làm chết dần hệ thần kinh.

Những hệ thần kinh bị ảnh hưởng bao gồm vị giác, cơ quai hàm; và do đó sự cảm nhận về độ cay cũng giảm đi, nên bạn cho rằng mình lên cấp độ. Có người ăn cả trái ớt vẫn không có phản ứng gì tức thời, nhưng có người chỉ cần cắn một miếng thôi là nước mắt mũi giàn giụa, mồ hôi toát ra, tim đập nhanh, máu dồn, đầu bưng bưng, tai nhức ù …

Do đó , việc thử thách ăn mì cay cấp độ cao của giới trẻ dường như đang là sự đầu độc sức khỏe của bản thân một cách từ từ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi ăn cay, cơ thể có cảm giác nóng, sau đó sẽ tăng tiết, đó là hiện tượng thoát mồ hôi. Lượng nước thoát ra ngoài làm cơ thể có cảm giác mát. Khi ăn quá cay, cơ thể cảm giác nóng, bồn chồn, nôn ói, tiêu chảy. Đó là cơ chế phản ứng tự bảo vệ cơ thể, để đưa độc tố ra vì khi không hấp thu được. Nếu sau khi nôn ói vẫn chưa hết, chất độc đã xuống dưới cơ thể, không nôn được nữa thì sẽ gây ra tiêu chảy để đẩy hết độc ra. Với đường tiêu hóa có một lớp tiết nhầy để bảo vệ, nếu ăn cay quá, có thể phá hủy lớp nhầy của niêm mạc, chất cay tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc ảnh hưởng đến dạ dày.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, việc thử thách ăn mì cay cấp độ cao của giới trẻ đang là sự đầu độc sức khỏe của bản thân một cách từ từ, sẽ khiến cơ thể gặp rất nhiều vấn đề rắc rối về sức khỏe. Theo các bác sĩ, với những người có hội chứng đại tràng kích thích hay viêm loét dạ dày – tá tràng, vị cay của ớt có thể hại cho niêm mạc dạ dày, gây tổn thương, dẫn đến viêm loét dạ dày. Một số nghiên cứu khoa học cho biết, việc sử dụng nhiều ớt và kéo dài có thể gây ung thư dạ dày. Đặc biệt bột ớt đỏ, nếu bị nhuộm màu có thể chứa sudan hoặc ớt tươi bị mốc còn chứa aflatoxin gây ngộ độc và ung thư. Ngoài ra, khi ăn quá cay, rất dễ bị sặc, dẫn đến ngưng thở, có thể dẫn đến tử vong.

Nguồn: namplus

Bài khác