Take a fresh look at your lifestyle.

Chăm sóc trẻ tại nhà khi bị sốt cao, co giật. Đàn ông nên biết cách xử lý

352

Trong cuộc sống gia đình hằng ngày, đôi khi chúng ta gặp phải các trường hợp sốt cao đột ngột của bé, hay cả người lớn trong gia đình, quý ông cần phải biết các phương pháp cơ bản để xử lý tại nhà.

Sơ cứu cho trẻ khi bị co giật vì sốt cao

Giảm sốt cho trẻ càng nhanh càng tốt để rút ngắn cơn co giật. Cởi bớt quần áo và đắp khăn lạnh lên trán và cổ trẻ. Nếu cơn co giật vẫn tiếp diễn, hãy lau bằng nước ấm. Khi nước bốc hơi, nhiệt độ sẽ giảm. Tuy nhiên, đừng cho trẻ vào bồn tắm vì khi cơn co giật xảy ra có thể sẽ gây nguy hiểm. Khi cơn co giật kết thúc,và trẻ hoàn toàn tỉnh táo trở lại, hãy cho trẻ uống thuốc giảm sốt và khuyên trẻ uống nhiều nước ấm.

Bảo vệ đường hô hấp

Nếu trẻ đang ăn hay ngậm gì trong miệng, hãy dùng ngón tay giúp trẻ lấy nó ra để tránh gây nghẹn. Hãy đặt trẻ nằm nghiêng hay trên nằm xấp để cơ thể bài tiết. Nếu trẻ nôn mửa, hãy rửa sạch miệng cho trẻ. Nếu có thể, hãy dùng dụng cụ hút.

Những ngộ nhận phổ biến khi xảy ra cơn co giật sốt cao

Khi cơn co giật xảy ra, đừng gây sức ép đến con trẻ như quát mắng hay ôm chặt, cố hạn chế hành vi co giật của trẻ. Một khi bắt đầu, cơn co giật sẽ không dừng lại dù có bất kì sự can thiệp nào. Nếu trẻ sẽ tạm thời ngừng thở trong 5 – 10 giây, hãy giữ mũi, miệng trẻ thông thoáng để hít thở. Không đặt bất cứ vật gì vào trong miệng trẻ hoặc vắt chanh vào miệng. Điều này là không cần thiết và có thể gây tổn thương tới miệng, răng, và thậm chí là nôn mửa.

Chăm sóc trẻ tại nhà khi bị cơn co giật sốt cao

Hãy sử dụng thuốc giảm sốt (loại uống) dưới sự cho phép của bác sĩ, cho trẻ uống thuốc giảm sốt trong vòng 48 tiếng sau đó (hoặc hơn nếu cơn sốt không có dấu hiệu thuyên giảm)

  • Thuốc đặt hạ sốt

Hãy sử dụng thuốc đặt hạ sốt trong trường hợp trẻ có cơn co giật sốt cao. Để bảo đảm an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng. Khi trẻ đã tỉnh táo hoàn toàn, hãy cho trẻ uống thêm thuốc hạ sốt.

  • Mặc áo quần mỏng

Không mặc áo cho trẻ nhiều hơn 1 lớp quần áo. Đắp quá nhiều chăn hay áo cũng sẽ làm tăng nhiệt độ lên từ 1 – 2 độ.

  • Uống nhiều nước

Hãy giữ độ cân bằng nước trong cơ thể ổn định bằng việc uống nhiều nước.

  • Hãy đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu:
  • Cơn co giật xảy ra trong hơn 5 phút (canh giờ ngay lúc cơn co giật bắt đầu). Hãy gọi 115.
  • Trong mọi trường hợp khác, sau khi cơn co giật kết thúc. Nếu bạn được đề nghị đưa con đến bệnh viện, hãy làm mát cơ thể trẻ trong lúc di chuyển. Mặc ít lớp áo cho trẻ và tiếp tục đặt khăn lạnh lên trán (lưu ý: cơn co giật kéo dài do cơn sốt dai dẳng có thể gây ra bởi việc đắp nhiều lớp áo cho trẻ trong thời gian dài khi di chuyển.)
  • Cơn co giật sẽ trở nên nguy hiểm nếu kéo dài quá 30 phút.
  • Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu:
  • Cơn co giật khác lại xuất hiện;
  • Cổ bị đơ cứng. (lưu ý: Cằm không thể cúi xuống chạm ngực là triệu chứng của bệnh viêm màng não);
  • Trẻ mơ màng hay nói sảng;
  • Rất khó để đánh thức trẻ;
  • Bệnh tình của trẻ ngày càng nghiêm trọng;

Nguồn: hellobacsi

Bài khác