Take a fresh look at your lifestyle.

Những điều quý ông cần biết khi bị sốt

320

Sốt là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh, đặc biệt là sốt do nhiễm virút đang bùng lên thành dịch tại nhiều địa phương từ vùng nông thôn đến thành phố. Việc nắm được một số kiến thức cơ bản về sốt là rất cần thiết để mọi người tự tin hơn trong chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. 

Thân nhiệt của người bị sốt:

Sốt là một triệu chứng phổ biến trên lâm sàng. Gọi là sốt khi thân nhiệt trên 37,50C nếu cặp ở miệng hoặc nhiệt độ đo ở hậu môn trên 38 độ C. Thông thường, nhiệt độ cơ thể của người thay đổi khi vận động nhiều như chạy, nhảy hoặc trẻ em lúc đùa nghịch. Đặc biệt, trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả sốt đều nguy hiểm.

Ngoài ra, sốt không phải là bệnh. Đó là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do vi rút, hoặc nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, sốt cũng có thể do dị ứng với thuốc, ở trẻ em còn có thể sốt do mọc răng hay sau chích ngừa vắcxin…

Khi bị sốt, có thể gặp các triệu chứng sau: rét run, gai lạnh, khát nước, da đỏ, nóng, ẩm. Nếu sốt cao có thể bị rối loạn ý thức, mê sảng, co giật.

Khi bệnh nhân bị sốt có thể điều trị tại nhà nếu:

Khi người bệnh sốt dưới hoặc bằng 390C, ở trẻ em thì vẫn ăn và chơi bình thường, trong khoảng thời gian 2 ngày đầu, có thể điều trị cho người bệnh tại nhà bằng phương pháp vật lý như: cho bệnh nhân ở nơi thoáng mát, có thể trong nhiệt độ điều hòa từ 25 – 280C, mặc quần áo thoáng, thấm mồ hôi, uống nhiều nước, lau người, hoặc tắm bằng nước ấm…

Dùng thuốc hạ sốt khi người bệnh sốt ≥ 390C. Thuốc thường được sử dụng an toàn là Paracetamol liều 10 – 15mg/ kg/ lần, có thể dùng lần tiếp theo sau 4 – 6 giờ.

Khi nào cần đưa người bị sốt đến bệnh viện?

Cần đưa người bệnh đến bệnh viện khi: bệnh nhân sốt cao > 390C không giảm được nhiệt độ khi điều trị bằng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý phối hợp. Hoặc sốt rất cao ≥ 410C. Ở trẻ em cần đặc biệt chú ý khi có các dấu hiệu bất thường như: bỏ bú, quấy khóc nhiều, không chơi, sốt li bì, co giật, sảng, thở nhanh, thở khó, tiêu chảy, phân có nhầy máu… Bệnh nhân sốt trên 2 ngày.

Cách xử trí khi người bệnh bị sốt, khi có người trong gia đình bị sốt phải làm thế nào ?

Khi bệnh nhân đang lên cơn sốt: để người bệnh nằm ở nơi thông thoáng khí, không có gió lùa và hạn chế nhiều người vây quanh.

Đo nhiệt độ: có thể đặt nhiệt kế ở dưới nách hoặc ở hậu môn của bệnh nhân. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của bệnh nhân áp sát vào ngực.

Dùng thuốc hạ sốt khi người bệnh sốt ≥ 39 độ C.

– Nếu thân nhiệt của người bệnh không quá 390C: bệnh nhân cần được cởi quần áo ấm, mặc thoáng mát, không đắp chăn. Đặc biệt, theo dõi nhiệt độ của người bệnh thường xuyên, cứ khoảng 1 – 2 giờ đo 1 lần.

Chườm mát để hạ sốt bằng cách: lau người, hoặc tắm cho người bệnh bằng nước ấm. Dùng khăn bông mềm, sạch, nhúng vào chậu nước ấm, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp thân mình, nhất là các vị trí như nách, bẹn, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống dưới 380C, mặc lại quần áo cho người bệnh. Cần phải theo dõi nếu thân nhiệt lại tăng thì lại chườm tiếp.

Nếu thân nhiệt bệnh nhân từ 390C trở lên: cần uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng và khoảng cách giữ hai lần uống thuốc ghi trong hướng dẫn sử dụng. Nếu bệnh nhân buồn nôn không uống được thuốc thì có thể dùng viên đạn nhét hậu môn.

Cho người bệnh uống nhiều nước, nếu ở trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn. Bù nước và điện giải cho bệnh nhân bằng Oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng.

Cho bệnh nhân ăn uống bình thường bằng các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp…, uống thêm các loại nước hoa quả như cam, chanh…

Nguồn: suckhoedoisong

Bài khác