Take a fresh look at your lifestyle.

8 kiểu bài tập chạy bộ căn bản bạn nên biết

356
Các bạn nào thường hay lân la trên các hội nhóm chạy bộ chắc chắn sẽ không lạ gì với các thuật ngữ: Long Run, Fartlek, Tempo Run,…được mọi người trao đổi rất thường xuyên. Nghe có vẻ nguy hiểm vậy thôi chứ không có gì ghê gớm đâu. Thật ra nó chỉ là tên gọi các các kiểu bài tập chạy bộ khác nhau giúp tối ưu thành tích của bạn.

Có tất cả 8 kiểu bài tập chạy bộ căn bản thường xuyên được sử dụng bởi dân chạy ở mọi cấp độ. Nếu muốn cải thiện thành tích của mình, bạn cần phải hiểu rõ nguyên lý và áp dụng các kiểu bài tập này vào giáo án chạy bộ của bạn. Tham khảo chi tiết 8 loại bài tập chạy bộ bên dưới nha các bạn

Có tất cả 8 kiểu bài tập chạy bộ căn bản thường xuyên được sử dụng bởi dân chạy ở mọi cấp độ. Nếu muốn cải thiện thành tích của mình, bạn cần phải hiểu rõ nguyên lý và áp dụng các kiểu bài tập này vào giáo án chạy bộ của bạn.

1. Recovery Run – Chạy phục hồi

Recovery Run dịch sát nghìa là chạy phục hồi. Các bài tập chạy phục hồi là các buổi chạy cự ly ngắn ở tốc độ chậm, nhẹ nhàng thư giãn.

Mục đích của Recovery Run để duy trì thể lực và thói quen chạy bộ trong khi vẫn bảo đảm cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi. Recovery Run thường được áp dụng ngay sau các buổi chạy dài, chạy nhanh.

Khi thực hiện các bài chạy phục hồi, hãy giữ tốc độ thật chậm sao cho bạn vẫn cảm thấy thoải mái khi chạy. Đừng chạy quá nhanh, sẽ khiến đôi chân thêm mệt mỏi sau buổi chạy dài ngày hôm trước

2. Base Run – Chạy xây dựng nền tảng

2. Base Run – Chạy xây dựng nền tảng

Base Run là các buổi chạy có cự ly trung bình-ngắn được thực hiện ở tốc độ quen thuộc của bạn. Mục đích của Base Run là để xây dựng sức bền.

Bạn cần phải tập luyện các bài tập Base Run thường xuyên để cải thiện sự dẻo dai, khả năng hô hấp, kỹ thuật chạy, luyện nhịp tim và rèn luyện ý chí. Trong bất kỳ giáo án chạy bộ nào, Base Run luôn là các bài tập được sử dụng thường xuyên nhất.

3. Long Run – Chạy dài

3. Long Run – Chạy dài

Long Run là tên gọi của các buổi chạy dài. Các buổi chạy này sẽ đủ dài để khiến bạn cảm thấy từ mệt mỏi đến uể oải, kiệt sức.

Các buổi chạy Long Run được sử dụng để rèn luyện sức chịu đựng của cơ thể. Cự ly hay thời gian của các buổi chạy dài sẽ tùy thuộc vào khả năng hiện tại của bạn. Ví dụ: bạn đang chạy được ở mức 5K, các buổi chạy dài sẽ dao động ở mức 7-8K. Nếu bạn đang quen với 10K và cần tập luyện chinh phục Half-marathon, các buổi chạy dài sẽ lên mức 14-18K.

4. Progressive Run – Chạy tăng tốc

4. Progressive Run – Chạy tăng tốc

Progressive Run nghĩa là chạy tăng tốc. Các buổi chạy được bắt đầu ở tốc độ quen thuộc mà bạn hay sử dụng trong các buổi chạy xây dựng nền tảng (Base Run) và từ từ tăng tốc đến khi kết thúc. Tốc độ ở giai đoạn cuối của buổi chạy thường tương ứng với tốc độ bạn dự định áp dụng khi thi đấu.

Các buổi chạy tăng tốc là một thử thách khá khó khăn, yêu cầu quyết tâm cao để vượt qua. Tuy nhiên, xét về mức độ khó, nó vẫn dễ dàng hơn các buổi chạy Tempo hay các buổi chạy Interval (xem tiếp bên dưới)

5. Interval Run – Chạy biến tốc

Interval Run trong tiếng Việt nghĩa là chạy biến tốc, dịch sát nghĩa là chạy theo đoạn ngắn. Interval Run thường được dùng để luyện tốc độ, sức chịu đựng, độ dẻo dai.

Các bài tập chạy biến tốc là sự kết hợp xen kẽ các đoạn chạy nhanh ở tốc độ cao và các đoạn chạy chậm hoặc đứng yên tại chỗ để lấy lại sức. Nhờ có các đoạn nghỉ xen giữa, bạn sẽ có nhiều thời gian luyện tập tốc độ hơn là áp dụng các bài tập chạy nhanh từ đầu đến cuối, dễ gây kiệt sức.

Các bài tập biến tốc thường được chia làm 2 loại chính: đoạn ngắn và đoạn dài.- Đoạn dài thường là các đoạn chạy 600m đến 1200m ở tốc độ thi đấu 5K và xen giữa bằng các đoạn chạy chậm để phục hồi. Các bài tập này rất tốt để cải thiện sự dẻo dai cần thiết trong thi đấu chạy dài trên 5K. Ví dụ: 800 x 5 (nghĩa là chạy 800m rồi nghỉ, 5 lần liên tục)- Đoạn ngắn là các đoạn chạy 100m đến 400m ở tốc độ chạy nhanh hoặc nước rút, xen giữa bằng việc đi bộ hay đứng tại chỗ để giảm nhịp tim và hít thở. Chạy đoạn ngắn giúp cải thiện tốc độ, khả năng chịu đựng và sức rướn, rất hữu ích để làm các bài tập bổ trợ cho các môn thể thao khác như chạy bộ, cầu lông,… Ví dụ: 100m x 8 hoặc 200m x 4

Các bài tập biến tốc thường được chia làm 2 loại chính: đoạn ngắn và đoạn dài.

– Đoạn dài thường là các đoạn chạy 600m đến 1200m ở tốc độ thi đấu 5K và xen giữa bằng các đoạn chạy chậm để phục hồi. Các bài tập này rất tốt để cải thiện sự dẻo dai cần thiết trong thi đấu chạy dài trên 5K. Ví dụ: 800 x 5 (nghĩa là chạy 800m rồi nghỉ, 5 lần liên tục)

– Đoạn ngắn là các đoạn chạy 100m đến 400m ở tốc độ chạy nhanh hoặc nước rút, xen giữa bằng việc đi bộ hay đứng tại chỗ để giảm nhịp tim và hít thở. Chạy đoạn ngắn giúp cải thiện tốc độ, khả năng chịu đựng và sức rướn, rất hữu ích để làm các bài tập bổ trợ cho các môn thể thao khác như chạy bộ, cầu lông,… Ví dụ: 100m x 8 hoặc 200m x 4

6. Fartlek – Trò chơi tốc độ

Fartlek nghĩa là “trò chơi tốc độ” trong tiếng Thụy Điển. Các buổi chạy Fartlek được xây dựng dựa trên các buổi chạy nền (Base Run) và được pha trộn thêm các bài tập biến tốc (Interval Run).

Các bài tập Fartlek không có cấu trúc rõ ràng như các bài tập Interval Run mà được pha trộn, thay đổi liên tục nhiều tốc độ, cự ly khác nhau. Bạn có thể tùy thích sáng tạo ra bài tập cho riêng mình. Do đó, Fartlek được xem như món giải trí, giúp thay đổi gia vị, tạo hứng khởi trong giáo án tập luyện của bạn.

7. Hill Repeats – Chạy lên dốc

Hill repeats có thể được hiểu là các buổi chạy lên dốc được lập đi lập lại. Bạn sẽ phải thực các đoạn chạy lên đồi, lên dốc liên tục trong suốt buổi tập.

Các bài tập này giúp rèn luyện sức mạnh, khả năng hô hấp và sức chịu đựng ở cường độ cao. Độ dốc lý tưởng cho các buổi chạy Hill Repeats là từ 4-6%. Bạn có thể sử dụng máy chạy bộ để giả lập nếu xung quanh không có địa hình tập luyện.

8. Tempo Run

8. Tempo Run

Tempo Run là các buổi chạy ở tốc độ không đổi, duy trì liên tục ở tốc độ cao hơn mức trung bình mà bạn áp dụng trong các buổi chạy Base Run. Tốc độ chạy trong các buổi Tempo Run thường là tốc độ bạn muốn áp dụng trong giải chạy sắp đến hoặc chậm hơn một chút. Mục tiêu của bạn là phải duy trì tốc độ này liên tục ít nhất 20-60 phút tùy vào tình trạng thể lực hiện tại.

Mục đích của Tempo Run nhằm giúp luyện tốc độ và sự dẻo dai. Tempo Run thường được sử dụng trong giai đoạn cuối của giáo án, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho giải chạy mà bạn đang luyện tập để tham gia.

Nguồn: chuanmen

Bài khác