Take a fresh look at your lifestyle.

4 cách để lấy lại cảm hứng với công việc

534
 Ai cũng có những lúc mệt mỏi với công việc, điều cần làm là tỉnh táo nhìn nhận mọi thứ và tìm kiếm cho mình niềm cảm hứng để không bị sự ủ rũ kéo bạn gục ngã.

Bạn đau đầu như búa bổ khi nhìn lên những deadline công việc đang ùn ứ, chán nản khi check những mail giao việc tới tấp trong ngày. Bạn chỉ muốn nghỉ việc ngay lập tức, bỏ đi đâu đó thật xa hoặc đơn giản là nằm ngủ quên trời đất. Nhưng bạn dụi mắt nhìn lại, và thấy mình đang ngồi lún vào chiếc ghế xoay quen thuộc, giữa văn phòng tẻ ngắt. Nên làm gì để lấy lại cảm hứng với công việc vào lúc tâm trạng xấu như thế này? Đây là một số lời khuyên dành cho bạn.

Dừng ngay những tác nhân xao lãng

Hãy thú nhận xem, khi chán làm việc, bạn thường làm gì? Lướt facebook? Vào mạng đọc linh tinh? Tán gẫu hoặc bỏ đi đâu đó? Bạn cần làm rõ, mình đang cảm thấy mệt mỏi vì quá nhiều công việc, hay vì bị quá nhiều thứ làm cho bạn xao lãng. Đôi khi vì không tập trung vào việc cần làm, bạn dễ cảm thấy mệt mỏi và càng ngại động tay vào công việc chính. Bởi vậy, nếu bất thình lình cảm thấy chán chường công việc hiện tại, lời khuyên là nên dừng lãng phí thời gian vào những việc vô bổ.

Lấy giấy bút, ghi ra những việc phải làm, lên một kế hoạch mới để hoàn thành từng đầu việc. Chúng sẽ giúp bạn tư duy sáng rõ hơn, cũng như mau chóng xác định được phải làm gì trước, làm gì sau. Đừng chiều chuộng cảm xúc của mình để rồi phải “ôm hận”.

Dọn dẹp chỗ làm việc

Giữ góc làm việc thật gọn gàng xinh đẹp để có thêm cảm hứng làm việc.

Giữ góc làm việc thật gọn gàng xinh đẹp để có thêm cảm hứng làm việc.

Nghe thật chẳng liên quan – dọn dẹp chỗ làm việc trong lúc bận tối mắt! Thế nhưng, chính bằng việc dọn dẹp chỗ ngồi, bàn làm việc thật sạch sẽ, đẹp mắt… sẽ giúp bạn thấy vui hơn, tư duy nhanh nhạy hơn trong công việc.

Hãy vứt bỏ đống giấy tờ không dùng đến; loại bỏ rác rưởi hoặc những món đồ lâu không dùng đến. Lau sạch bàn, máy tính, lẫn chỗ ngồi. Nếu có thể, hãy kiếm chút hoa tươi hoặc một bể cá mini để nơi bạn làm việc thêm sinh động, thơm tho. Hít một hơi dài trong trẻo và tiếp tục bắt tay vào việc thôi.

Phải hoàn thành ít nhất một việc mới

Khi có quá nhiều việc phải làm, quá nhiều nhiệm vụ phải thực hiện, bạn dễ cảm thấy rối và chán nản. Nhất là khi những đầu việc khó như muốn trêu ngươi, thử thách bạn. Lời khuyên là, bạn hãy lập tức chọn ra một việc mới để hoàn thành một cách nhanh nhất. Bất cứ việc gì, trong những việc phải làm, thay vì chỉ ngồi nhìn và ngán ngẩm.

Hãy hoàn thành bất cứ đầu việc nào trong khả năng của bạn để lấy động lực cho mình.

Những khi chán nản, con người có xu hướng buông xuôi, mặc kệ… Cảm giác ù lì ấy làm chúng ta thấy mình dường như vô dùng hoặc không còn đủ sinh lực để làm bất cứ thứ gì. Thay vì miên man bởi suy nghĩ tiêu cực, hành động và hoàn thành bất cứ việc nào đang chờ đợi sẽ khiến bạn thấy dễ chịu hơn. Hơn thế, nhìn thấy một kết quả tốt sẽ giúp bạn vui vẻ hơn chút, cải thiện tâm trạng mức độ tập trung cũng như tiếp thêm động lực cho bạn cố gắng.

Trao đổi với sếp

Nói với sếp, người trưởng nhóm hoặc một đồng nghiệp bất kì, hiểu và có liên quan tới công việc của bạn. Bạn đang bị “ngập lụt” và đừng cố giấu điều đó. Chia sẻ với người hiểu biết việc, với người có khả năng hỗ trợ sẽ giúp bạn san sẻ bớt gánh nặng. Bạn có thể e ngại làm việc này vì sợ ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành công việc chung, nhưng đừng lo lắng. Ai cũng có lúc cảm thấy đuối, với sự chân thành, cầu thị, chắc chắn bạn sẽ không bị chỉ trích.

Chú ý, khi trao đổi với mọi người, không nên than vãn mà cần nêu rõ vấn đề cần giải quyết hoặc hỗ trợ. Bạn có thể lên sẵn một danh sách những việc cần chia sẻ hay tư vấn để mọi người nhanh chóng nắm được mong muốn của bạn.

Có người cùng làm, hoặc được cấp trên cảm thông, bạn sẽ tìm được động lực để tiếp tục hoàn thành công việc một cách ổn thỏa.

Nguồn: namplus

Bài khác