Take a fresh look at your lifestyle.

Larry King và 5 lời khuyên giúp bạn làm chủ nghệ thuật giao tiếp

597
Có thể xem Larry như một bậc thầy về nghệ thuật giao tiếp. Suốt sáu mươi năm gắn bó với nghề dẫn chương trình truyền hình. Larry đã trò chuyện với mọi kiểu người: chính trị gia, ngôi sao ca nhạc, vận động viên thể thao, phi công và thậm chí là anh thợ gỗ. Quãng thời gian đủ dài để Larry đúc kết những bài học quý báu.

thoi-quen-doc-sach-313x313

Khi thói quen đọc sách cũng được cho thuê. Khi có quá nhiều người cần khoe đọc sách mà không đủ thời gian và sự quan tâm để thực sự đọc. Nghề tóm tắt sách hộ có khi lại giàu to… Hãy cùng tìm hiểu 5 lời khuyên giúp chúng ta làm chủ nghệ thuật giao tiếp độc đáo của Larry King.

1. Đối thoại dựa trên tinh thần dân chủ

Một cuộc đối thoại hiệu quả là cuộc đối thoại mà mọi người tham gia đều có quyền nêu lên quan điểm, thể hiện thái độ của mình đối với vấn đề đang tranh cãi. Trong trường hợp đối thoại hai người. Bạn cần phải dành thời gian lắng nghe đối phương. Và cũng khôn khéo không để đối phương chiếm luôn thời gian nói của mình.

lam-chu-nghe-thuat-giao-tiep-voi-larry-king-elleman-2-e1473133244409

Trong trường hợp đối thoại nhiều người (từ ba người trở lên). Cần phải chọn ra một người dẫn dắt câu chuyện. Nhiệm vụ của người dẫn dắt không chỉ là lắng nghe mà còn phải tạo cơ hội cho để ai cũng có phần. Đừng để kết thúc buổi nói chuyện mà một số người bực bội vì chưa thể bày tỏ chính kiến bản thân.

Điều quan trọng cần nhớ nữa: Dù cho lời người đó nói có khó chịu hay dễ chịu. Hãy đáp lại bằng một nụ cười và bình luận khách quan. Như vậy, đối phương sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và mong muốn đóng góp tích cực cho buổi đối thoại. Sẽ rất dở khi bạn chỉ biết đáp lại sự chân thành của người khác bằng những tiếng ậm ờ.

2. Kiên nhẫn với người hay xấu hổ

Nếu một ai đó muốn nói nhưng họ lại quá dè dặt, nghệ thuật giao tiếp là hãy nhẫn nại với họ. Đừng tỏ thái độ mặt nặng mày nhẹ. Họ sẽ nghĩ họ đang lãng phí thời gian của bạn và 99% cuộc đối thoại đi tới thất bại. Đừng hỏi dồn dập, họ sẽ bối rối dẫn tới sự lủng củng trong diễn đạt.

lam-chu-nghe-thuat-giao-tiep-voi-larry-king-elleman-1-e1473133228951

Những người này hay có thói quen đột ngột dừng lại giữa lúc nói và nhìn quanh quẩn khán phòng. Đó là lúc họ băn khoăn mình nói có ổn không và họ đang rất cần sự ủng hộ. Hãy cho họ một dấu hiệu nào đó để họ biết họ đang làm rất tốt công việc của mình. Ví dụ như giơ hai ngón tay tạo hình chữ V (Victory) hoặc đơn giản hơn là một cái gật đầu.

3. Nhận dạng điểm chung

Có lần Larry King phỏng vấn một cựu chiến binh từng tham gia chiến tranh thế giới II. Người cựu chiến binh này từng bắn hạ tám máy bay Đức, thế mà khi lên truyền hình anh ta dè dặt đến lạ lùng. Suốt phần đầu buổi trò chuyện, Larry King dường như không lấy được chút thông tin gì từ anh ta.

lam-chu-nghe-thuat-giao-tiep-voi-larry-king-elleman-3-e1473133306415

Thế rồi Larry đổi phương án tiếp cận. Larry hỏi: “Nếu trên bầu trời xuất hiện sáu máy bay địch, anh có dám nhảy lên máy bay và đánh nhau với chúng không?”. “Tất nhiên rồi”, vị quân nhân đáp, “Tại sao vậy?”.

Cuộc trò chuyện trở nên cởi mở hơn mong đợi. Hai người bắt đầu nói chuyện về nỗi sợ, về những thứ người ta sợ và cả sự vắng mặt của nỗi sợ. Larry rất tự hào về buổi nói chuyện đó. Chỉ cần bạn biết được điều người khác quan tâm, bạn sẽ chinh phục họ.

4. Chân thành và khéo léo

Ngày đầu tiên lên đài, Larry King sợ tới vỡ mật. Ông không thể nghĩ ra điều gì hay ho để nói. Ông quyết định nói với thính giả: “Tôi sợ quá. Đây là lần đầu của tôi”. Đó là bài học quý giá trong nghệ thuật giao tiếp của Larry King. Nếu bạn nói sự thật, bạn không thể nào đi sai hướng.

lam-chu-nghe-thuat-giao-tiep-voi-larry-king-elleman

Riêng trường hợp của Larry, sự thành thực đã tạo ra sự cảm thông. Những vấp váp Larry mắc phải buổi hôm đó được thính giả cho qua. Nói cách khác, Larry đã rất tự nhiên lôi kéo thính giả về phía mình.

Tuy nhiên, sự thành thực có giới hạn. Bạn không thể cứ thấy gì nói đó. Đừng nói với người phụ nữ rằng “Cô béo quá” dù cô ấy có hơi thừa cân và đừng nói với người đàn ông rằng “Anh hôi quá” dù anh ta có hơi bốc mùi. Đó là chuyện tế nhị, chuyện riêng của mỗi người.

5. Tôn trọng và học hỏi

Những người bạn giao tiếp cùng, không phải người nào cũng xuất thân từ tầng lớp thượng lưu và không phải người nào cùng suy nghĩ như bạn. Nhưng đó không phải lý do bạn khinh rẻ họ, đả kích cá nhân, chê bai, sỉ nhục. Thay vì vậy, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để phân tích xem tại sao họ nghĩ như thế. Có những người mà nếu bạn không nhìn từ góc nhìn chung, họ thật xấu xa, ích kỷ, kỳ quặc.

Khi bạn đã chấp nhận sự khác biệt, bắt đầu tìm kiếm những cái hay từ sự khác biệt đó. Tiếp thu sự khác biệt sẽ làm vốn sống của bạn trở nên phong phú, biến bạn thành một con người thú vị hơn, vị tha hơn và dễ lôi cuốn người khác hơn. Để làm chủ nghệ thuật giao tiếp, đối thoại thành công không chỉ là sự trao đổi quan điểm đơn thuần giữa người với người mà còn là hành trình học hỏi tự nguyện và bổ ích.

Nguồn: chuanmen

Bài khác