Take a fresh look at your lifestyle.

Bạn nghĩ rằng mình còn trẻ và khỏe mạnh, và không bao giờ bị đột quỵ – Hãy suy nghĩ lại!

241

Chia sẻ của cô gái bị đột quỵ, liệt mặt ở tuổi 20 khiến nhiều người giật mình phải xem lại lối sống của mình. Nếu bạn nghĩ rằng mình còn trẻ nên rất khỏe mạnh và không bao giờ bị đột quỵ thì hãy suy nghĩ lại. Câu chuyện của Yvonne sẽ giúp bạn biết trân trọng sức khỏe của mình hơn.

Ngày 28 tháng 10, một cô gái người Malaysia tên là Yvonne đã chia sẻ trên Facebook một bài về căn bệnh đột quỵ mà cô gặp phải khi mà cô mới ở độ tuổi 20. Đáng nói hơn, chỉ vì nghĩ rằng mình còn quá trẻ nên không thể bị đột quỵ mà cô đã bỏ qua tất cả các triệu chứng ban đầu khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhiều bạn bè hỏi tôi về cơn đột quỵ, lý do là vì tôi cũng đã từng bị đột quỵ và họ lại đang có những triệu chứng khó chịu nên muốn biết có phải mình bị đột quỵ hay không. Nếu là 1 năm trước thì tôi đã không thể trả lời các câu hỏi của bạn bởi bạn hãy hình dung xem, một cô gái bị liệt nửa mặt như tôi đến ăn cũng khó chứ không nói đến nói chuyện. Tôi viết bài này với hi vọng mọi người sẽ tránh được sự bất hạnh của tôi, vì vậy tôi chỉ có thể nói về những gì mình đã trải qua và ý kiến của mình, hy vọng các bạn sẽ chú ý”.

Yvonne đã chia sẻ trên Facebook một bài về căn bệnh đột quỵ mà cô gặp phải khi mà cô mới ở độ tuổi 20

Khoảng 1 năm trước, Yvonne bắt đầu có một cơn sốt dai dẳng. Nghĩ là chuyện nhỏ, cô đã mua thuốc không kê toa để uống như mọi lần. Sau khi uống thuốc không kê toa, cơn sốt của cô đã biến mất nhưng một vài ngày sau đó, khuôn mặt của cô bắt đầu sưng lên. Lúc đó, mặc dù cũng sợ nhưng cô vẫn cho rằng “không có chuyện gì lớn đâu”, chỉ là do sốt thôi nên đã tiếp tục mua thuốc giảm sưng, chống viêm tại hiệu thuốc để uống.

Sau khi uống thuốc, dù mặt đã hết sưng nhưng cũng từ ngày đó trở đi, cô không còn có thể mỉm cười hoặc thể hiện các biểu cảm trên khuôn mặt nữa. Khuôn mặt của cô bị tê liệt, một bên mắt bị híp lại một nửa. Khuôn mặt cô không còn biểu hiện gì cả, các dây thần kinh bị tê liệt. Quá lo lắng cô đã đến khám ở 3 bác sĩ và cả 3 đều thông báo một sự thật khắc nghiệt rằng cô bị đột quỵ.

Câu chuyện của Yvonne sẽ giúp bạn biết trân trọng sức khỏe của mình hơn.

“Khi hỏi bác sĩ đầu tiên, tôi không tin điều đó, tôi không tin rằng điều này sẽ xảy ra với tôi. Chỉ tới khi đến gặp bác sĩ thứ 2, thứ 3 và cả hai người đều nói rằng thực sự tôi đã bị đột quỵ thì tôi mới tin. Sau đó, một bác sĩ đã nói với tôi 1 từ và ngay lập tức tôi đã tỉnh ngộ. Cô ấy nói: ‘Đừng nghĩ mình trẻ mà có thể bỏ bê sức khỏe của mình. Sẽ có một mức giá phải trả’. Cô ấy cũng nói thêm rằng, bạn hoàn toàn có thể bị đột quỵ nếu ngủ quá muộn, ngủ không ngủ, căng thẳng thường xuyên, ăn kiêng và lười vận động.

Qua lời bác sĩ, thực sự tôi mới thấy mình đã quá coi thường sức khỏe của mình. Trong suốt thời gian sống ở Anh, tôi đã dành cả đêm để xem phim, đi chơi, ăn uống tất cả thức ăn có dầu mỡ, thậm chí ăn vặt mỗi ngày và không hề vận động. Vốn có thói quen sống như vậy nên khi trở về Malaysia tôi vẫn tiếp tục lối sống này. Nhưng thực sự niềm vui ngắn chẳng tày gang, chỉ trong 1 năm ngắn ngủi mà tôi đã bị đột quỵ và phải trả lại sức khỏe của mình cho Chúa”, Yvonne chia sẻ trên trang cá nhân của mình.

Không thể nói rõ ràng và không thể nhai thức ăn đúng cách đã làm tan nát trái tim cô ấy. Nhưng may mắn là cô đã được giới thiệu với một bác sĩ ở Singapore. Bác sĩ này đã điều chỉnh chế độ ăn uống và thuốc men của Yvonne một cách chuyên nghiệp. Nữ bác sĩ thậm chí còn giúp xoa bóp mặt và các bộ phận cơ thể của cô để giúp cô phục hồi.

Sau 6 tháng, Yvonne cuối cùng cũng có thể mỉm cười nhưng bác sĩ đã cảnh báo cô rằng cô chưa hoàn toàn bình phục. Đó là lý do tại sao Yvonne đang chăm sóc sức khỏe của mình một cách nghiêm túc. Cô khuyên tất cả mọi người nên thực hành một lối sống lành mạnh như ngủ đủ giấc, ăn uống sạch sẽ, cắt giảm uống nước đá và nên tập thể dục nhiều hơn. “Điều quan trọng nhất là cần đi khám sức khỏe khi bạn cảm thấy không khỏe chứ đừng nên tự ý dùng thuốc như tôi. Tôi hy vọng mọi người khỏe mạnh và hạnh phúc vì đây là thứ tài sản mà tiền không thể mua được“, cô viết.

Chia sẻ của cô gái bị đột quỵ, liệt mặt ở tuổi 20 khiến nhiều người giật mình phải xem lại lối sống của mình - Ảnh 3.

Yvonne hy vọng câu chuyện của mình như là một hồi chuông thức tỉnh những người trẻ tuổi khác để họ biết quan tâm cũng như trân trọng sức khỏe của mình nhiều hơn.

Các yếu tố rủi ro tăng nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ

– Huyết áp cao

– Bệnh tiểu đường

– Bệnh tim

– Hút thuốc

– Béo phì

– Mức cholesterol cao

– Uống rượu

– Căng thẳng

– Lười vận động

Chia sẻ của cô gái bị đột quỵ, liệt mặt ở tuổi 20 khiến nhiều người giật mình phải xem lại lối sống của mình - Ảnh 4.

7 triệu chứng cảnh báo cơn đột quỵ có thể xảy ra bao gồm:

– Suy giảm thị lực: Suy giảm thị lực đột ngột do đột quỵ có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt. Những điểm mù cũng có thể xuất hiện do tổn thương thùy thị giác.

– Đau đầu cấp: Cơn nhức đầu xuất hiện đột ngột, và đôi khi kèm theo các triệu chứng sau: Buồn nôn và nôn.

– Đột ngột và đau cấp tính ở ngực: Triệu chứng này cũng có thể là cơn đau tim. Nhưng nếu kèm theo nấc cục thì nó có nhiều khả năng là một cơn đột quỵ.

– Sự phối hợp kém: Đột ngột mất định hướng trong không gian cho thấy có tổn thương ở vùng não có trách nhiệm kiểm soát việc di chuyển của cơ thể.

– Mệt mỏi bất ngờ: Một người năng động có thể bất ngờ thay đổi tâm trạng, ví dụ như buồn ngủ và không muốn làm bất cứ điều gì. Ngoài ra, phụ nữ bị đột quỵ có thể cảm thấy chán nản.

– Mất ý thức: Nếu một người tự nhiên trông uể oải, khuôn mặt trở nên đỏ, khó thở và đánh trống ngực thì rất có thể cơn đột quỵ sắp xảy ra.

– Đau ở một bên mặt: Một triệu chứng khác của cơn đột quỵ là đau cấp tính ở một bên mặt, một bên cơ thể, hoặc ở một trong các chi.

Nguồn: CafeF/Helino

 

Bài khác